Trong xây dựng, nền móng là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo độ bền vững và an toàn của một công trình. Để gia cố nền móng, kỹ thuật giằng móng và đà kiềng là 2 kỹ thuật thường được sử dụng tuỳ vào từng công trình và mỗi kỹ thuật sẽ có những đặc điểm và công dụng riêng. Vậy kỹ thuật đà kiềng là gì? Cùng TecWood tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây.
Đà kiềng hay còn được gọi là giằng cột thường nằm cao hơn đế móng và ở những vị trí như chân cột giúp kết nối các cột lại với nhau.
Đội ngũ thi công đang làm giằng cột cho móng nhà
Đà kiềng là một yếu tố cấu trúc bắt buộc trong xây dựng ở bất cứ nơi nào có tường chịu lực. Nó được xây dựng chủ yếu bằng bê tông xi măng cốt thép. Tác dụng chính của đà kiềng là giúp chịu một phần lực cho cột, giữ khoảng cách các chân cột và giúp cột không bị nghiêng trong quá trình xây dựng, nâng đỡ cột, tạo bộ khung vững chắc cho công trình xây dựng.
Một số công trình không đổ giằng cột dẫn đến tình trạng nứt nền móng, lún lệch móng và từ từ tạo ra vết nứt trên tường gạch. Do đó, việc đưa đà kiềng vào bên dưới các bức tường có vai trò vô cùng quan trọng giúp chịu thêm lực căng, lực uốn cho căn nhà giúp hạn chế tối đa tình trạng nứt tường gạch.
Ngoài ra, đà kiềng còn có những tác dụng chính như:
Đà kiềng là gì?
- Giữ khoảng cách ổn định giữa các chân cột, định vị chân cột để tránh nghiêng, lún trong quá trình thi công các tầng bên trên của tòa nhà.
- Chịu tải trọng cho tường, vách tránh tình trạng nứt tường sau một thời gian sử dụng, cải thiện độ bền của công trình trong các vùng địa chấn, duy trì vẻ đẹp của công trình đồng thời giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí sửa chữa sau này.
- Cùng với các khung, dầm, cột chịu ứng suất công trình sinh ra do độ lệch lún xảy ra ở bất kỳ vị trí mống nào của công trình
- Đà kiềng giúp làm phẳng đều độ lún trong các tòa nhà.
Kích thước đà kiềng và cốt thép được thiết kế dựa trên tải trọng của tường.
Hình ảnh mô phỏng cho thấy sự khác biệt giữa đà kiềng và giằng móng
Giằng móng được biết đến là một trong những yếu tố quan trọng trong các công trình xây dựng, thường có kết cấu theo phương ngang của ngôi nhà, có tác dụng liên kết các đài lại với nhau, giúp phần móng của nó được vững chắc hơn. Tùy vào vị trí và khoảng cách giữa các cột của từng công trình mà giằng móng có hình dạng và kích thước khác nhau. Đối với một vài trường hợp, đơn vị thi công không xây đà kiềng mà xây tường trực tiếp lên thì giằng móng còn có tác dụng chống đỡ cho toàn bộ tải trọng công trình, chống rạn nứt và thấm dột.
>>>Có thể bạn quan tâm: Gia cố nền móng là gì? Các phương pháp gia cố nền móng phổ biến
Cũng chính vì lý do này, mà nhiều người có sự nhầm lẫn giữa đà kiềng và giằng móng. Mong rằng sau bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về đà kiềng là gì và tầm quan trọng của việc xây dựng đà kiềng để phục vụ cho công tác xây dựng nhà ở của gia đình sau này.
TecWood rất vinh dự khi được lựa chọn là đơn vị cung cấp và thi công sản p...
TecWood thiết kế thi công giàn lam che nắng mặt tiền cho căn nhà 3 tầng tại đ...
Lam che nắng mặt tiền ngoài công năng giảm bức xạ nhiệt, làm mát còn góp ph...
![]() |
- Hướng dẫn thi công | ![]() |
- Blog |
![]() |
- Liên hệ | ![]() |
- Giới thiệu |
![]() |
- Quy định bảo hành | ![]() |
- Chính sách đại lý |
![]() |
- Quy định giao hàng | ![]() |
- Bảo mật thông tin |
![]() |
![]() |
||
![]() |
![]() |
- Youtube |
Copyright © 2008 - 2023. Công ty Kiến Tâm - Nhà Nhập Khẩu Độc Quyền Gỗ Nhựa Tổng Hợp TecWood.